1 Tết Trung Thu vào ngày mấy năm 2025?
Tết Trung Thu hay còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu, tết Trăng tròn, Tết đoàn viên, là một trong những lễ hội quan trọng và truyền thống ở nhiều nước châu Á, bao gồm Việt Nam. Vào thời gian này, người dân đã thu hoạch xong vụ mùa của mình và bắt đầu tổ chức những lễ hội, trong đó có lễ hội Trăng Rằm.
Tết Trung Thu hằng năm sẽ diễn ra vào ngày 15/08 (Rằm tháng 8) Âm lịch. Trung Thu 2025 sẽ rơi vào thứ Hai ngày 06/10/2025 Dương lịch.
2 Ý nghĩa của Tết Trung Thu
Tết Trung Thu trước đây được coi là Tết của người lớn vì đây là dịp để mọi người có thể cùng nhau ăn bánh, uống trà, ngắm trăng. Trăng tròn là biểu tượng của sum họp, con cháu quay về tụ họp để bày tỏ sự biết ơn đối với ông bà và cha mẹ.
Tuy nhiên, ngày nay Tết Trung Thu dần được xem là ngày Tết của trẻ em, vì bố mẹ sẽ bày cỗ cho các con bao gồm kẹo ngọt, bánh trung thu và làm đủ loại lồng đèn trung thu để treo trong nhà. Các bạn nhỏ sẽ cầm những chiếc lồng đèn đó đi rước đèn trung thu vào buổi tối. Nhờ vậy, tình cảm gia đình càng thêm khăng khít hơn.
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để mọi người tiên đoán về mùa màng. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị, yên bình.
3 Các hoạt động phong tục ngày Tết Trung Thu
Rước đèn trung thu
Khi gần đến ngày trung thu, sự háo hức để được đi rước đèn trung thu thể hiện rất rõ trên khuôn mặt của trẻ nhỏ. Các em sẽ được ông bà, cha mẹ sắm những chiếc lồng đèn lộng lẫy, đầy màu sắc để cùng bạn bè múa hát, ngắm trăng. Người lớn cũng cảm thấy vui không kém vì có thể cùng gia đình đi phá cỗ, rước đèn và tạo một không khí ấm cúng.
Ngoài việc rước đèn trung thu, trò chơi Trung thu cũng là một phần không thể thiếu của lễ hội này. Trẻ em thường tham gia vào các trò chơi truyền thống như kéo co hoặc cưỡi ngựa gỗ. Trong những khoảnh khắc này, tình bạn và niềm vui được lan tỏa, tạo nên kỷ niệm đáng nhớ cho mọi người.
Trẻ em hứng thú khi được rước đèn vào ngày Tết Trung Thu
Múa lân
Con lân được tượng trưng cho điềm lành. Vì vậy, khi đến Tết Trung Thu, ở mọi ngóc ngách cho dù là ở bản làng, ngõ xóm hay thành thị đều vô cùng nhộn nhịp bởi tiếng trống và những điệu lân. Thông thường, múa lân dịp trung thu được tổ chức và đêm ngày 15 và 16 tháng 8 theo lịch âm.
Múa lân là hoạt động không thể thiếu vào mỗi dịp Tết Trung Thu
Bày cỗ Trung thu
Vào dịp Tết Trung Thu, mỗi gia đình Việt đều bày những mâm cỗ trung thu rất đẹp với đầy đủ những hoa quả như kẹo ngọt, bánh trung thu, trái cây... và tùy vào mỗi gia đình mà mâm cỗ được bày trí khác nhau.
Khi trăng đã lên đến đỉnh đầu thì đó cũng là lúc mọi người trong gia đình cùng nhau phá cỗ mừng trung thu và thưởng thức những hương vị của Tết Trung Thu. Mâm cỗ nhằm để cúng trăng, cúng tế trời đất với hy vọng sẽ được bình an trong cuộc sống, gia đình ấm cúng.
Mâm cỗ trung thu được trình bày đẹp mắt vào ngày tết Trăng Rằm
Làm đồ chơi trung thu
Đến Tết Trung Thu thì vô vàn những loại đồ chơi trung thu được bày bán, cùng với đó là những món đồ chơi được chính tay cha mẹ làm cho con để tạo bầu không khí hứng khởi, vui tươi trong ngày Tết này.
Những món đồ chơi như mặt nạ, lồng đèn trung thu, đầu sư tử... là những đồ chơi phổ biến và được các em rất yêu thích vào ngày Tết Trung Thu.
Trẻ em cảm thấy hào hứng khi được làm những món đồ chơi trung thu
Làm bánh trung thu
Bánh trung thu là loại bánh quan trọng, không thể thiếu trong dịp đặc biệt này. Bánh trung thu được coi như biểu tượng của sự đoàn tụ, sum họp. Có rất nhiều loại bánh trung thu từ truyền thống đến hiện đại với những phần nhân bánh khác nhau, cho đến hình dạng vuông tròn hay những hình dáng sinh động, đáng yêu.
Quà tặng nhân dịp trung thu
Tết Trung Thu hay còn được biết đến là Tết Đoàn Viên, nên vào dịp này, mọi người thường tặng quà cho nhau nhằm thể hiện tình cảm, trân trọng với người khác. Cha mẹ cũng có thể tặng quà cho con để khích lệ, động viên các bé trong việc học hơn, gắn kết hơn tình cảm gia đình.
Khích lệ con trẻ bằng cách tặng quà ngày Tết Trung Thu
4 Tết Trung Thu còn có những tên gọi khác
Tết Đoàn Viên
Đây là tên gọi phổ biến sau Tết Trung Thu. Vì vào dịp lễ này, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên ông bà cha mẹ để thưởng thức không khí yên bình của ngày lễ, bên những mâm cỗ trung thu đầy bánh trái và những tiếng cười đùa của trẻ con.
Tết Đoàn viên là tên gọi khác của Tết Trung Thu
Tết Thiếu Nhi
Tết Trung Thu là dịp lễ được thiếu nhi hưởng ứng nhiệt tình nhất, bởi thế Tết Trung Thu còn được biết đến là Tết Thiếu Nhi. Vào dịp lễ này, trẻ em cả nước có thể tham gia những hoạt động trung thu như: tiết mục văn nghệ, trò chơi dân gian hay múa lân, rước đèn, phá cỗ...
Tết Trung Thu còn được gọi là tết Thiếu nhi
Tết Trông Trăng
Có lễ đây là cái tên ít được sử dụng ở các thành thị bởi phần lớn trông trăng là hoạt động ngắm trăng đêm trung thu ở các vùng quê, nơi có thể nhìn thấy ánh trăng ở mọi nơi. Đây là khoảng thời gian trăng tròn và sáng nhất trong năm nên mọi người thường cùng nhau ngắm trăng, phá cỗ.
Tết Hoa Đăng
Vào thời điểm này trong năm, người dân không chỉ treo những lồng đèn trung thu ở trước nhà mà còn thả những chiếc lồng đèn hình dáng hoa đăng được ghi những lời cầu nguyện ở bên trong và thả trôi theo dòng nước. Tên gọi Tết hoa đăng tuy không quá phổ biến nhưng hoạt động thả hoa đăng ở một số địa phương lại thu hút rất nhiều người đến xem.
5 Địa điểm mua bánh trung thu chính hãng
Hiện nay, các loại bánh trung thu thơm ngon đang được bán tại Maison Luxury, đặt hàng online qua website maisonluxury.com.vn. Khi mua hàng tại đây, quý khách không cần phải lo lắng về hàng giả, hàng nhái mà còn được chăm sóc, tư vấn tận tình và hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn.